Tin Tức & Hoạt Động

Học Piano: HỎI & ĐÁP (phần 6)

Học Piano: HỎI & ĐÁP (phần 5)

Học Piano: HỎI & ĐÁP (phần 4)

Học Piano: HỎI & ĐÁP (phần 3)

Học Piano: HỎI & ĐÁP (phần 2)

Học Piano: HỎI & ĐÁP (phần 1)

Hiện nay, cây đàn Piano đã trở nên phổ cập và quen thuộc với người dân Việt Nam. Nhiều gia đình, cá nhân có khả năng và điều kiện trang bị Piano và có nhu cầu học đàn. Tuy nhiên hiểu biết về việc học nhạc cụ này vẫn còn hạn chế dẫn đến nhiều băn khoăn và lo lắng. Trong seri bài viết chuyên mục HỌC PIANO: HỎI & ĐÁP, HDPIANO sẽ tư vấn giải đáp cho người đọc các câu hỏi thường gặp khi quyết định mua đàn cũng như học đàn. Các bạn cũng có thể LIÊN HỆ trực tiếp với HDPIANO để gửi câu hỏi và nhận được giải đáp trực tiếp từ chúng tôi.

Vừa học Cổ Điển, vừa học Đệm Hát có hiệu quả không?

Cùng là các ứng dụng khi học nhạc cụ, tuy nhiên Cổ Điển và Đệm Hát là 2 định hướng tương đối độc lập. Trong khi học Cổ Điển nặng về khả năng đọc, phản xạ với bản nhạc chi tiết cố định thì Đệm Hát là khả năng sáng tạo linh hoạt cùng các hợp âm. Đặc điểm chung nhất giữa 2 định hướng này, có lẽ là kỹ thuật chơi đàn. Hãy hình dung ra giống như bạn đi kinh doanh buôn bán: kỹ thuật chính là vốn liếng; còn định hướng Cổ Điển hay Đệm Hát giống như hình thức kinh doanh. Dĩ nhiên: càng nhiều vốn thì kinh doanh càng thuận lợi. Một cách bài bản, người học nhạc đến nơi đến chốn cần phải “tích lũy vốn”, nghĩa là luyện kỹ thuật tay thông qua học Cổ Điển đến mức độ nhất định rồi mới chọn hướng đi tiếp.

Với những người không chuyên, đặc biệt lại mới học đàn: để tiết kiệm thời gian, cũng như tăng tính chuyên sâu và hiệu quả, HDPIANO không khuyến khích “cày” cả Cổ Điển lẫn Đệm Hát cùng lúc. Thời gian của bạn luôn có hạn, chớ nên “đẽo cày giữa đường”

Tôi đã học Piano Cổ Điển vài năm, giờ chuyển sang Đệm Hát có ổn không?

Như đã phân tích ở trên, nếu bạn đã tập Cổ Điển một thời gian tương đối, nghĩa là bạn đã có một đôi tay đẹp. Bạn hoàn toàn có thể tự tin sử dụng nó để theo đuổi những định hướng khác, trong đó có Đệm Hát.

Về mặt kỹ thuật chơi đàn, nhìn chung Đệm Hát không “khoai” như Cổ Điển, tuy nhiên cái hay, cái khó của Đệm Hát nằm ở việc vận dụng tư duy và sự sáng tạo để đưa ra những bản đệm mang màu sắc đa dạng, mới lạ. Không còn là những bản nhạc cố định, đọc hiểu, nhớ và chơi theo y hệt. Chỉ là những hợp âm rất “mở” để người đệm tự khám phá, tự làm mới.

Do đó về mặt tư duy sáng tạo, người chơi Cổ Điển lâu năm sẽ gặp trở ngại khi phải thay đổi thói quen cố hữu để có thể học Đệm Hát.

Bên cạnh đó, người có thiên hướng Đệm Hát cần có một cảm nhận tương đối tốt về sự khớp nối giữa phần đệm và giai điệu ca khúc, nói nôm na là rất nên biết hát. Đây là tố chất mà không phải người chơi Cổ Điển nào cũng sở hữu.

Cháu nhà tôi đang trong độ tuổi học cấp 1 – cấp 2, có nên đi học Đệm Hát không?

Đệm Hát là việc dùng nhạc cụ chơi phần đệm để bản thân/ người khác hát giai điệu, qua đó hoàn thành một ca khúc. Do đó Đệm Hát mang tính phục vụ giao lưu, cộng đồng rất lớn.

Ở Việt Nam, trẻ em ở độ tuổi cấp 1 – cấp 2 (U15) vẫn dành phần lớn thời gian trong vòng tay cũng như sự quản lý của phụ huynh và gia đình. Đó là độ tuổi ăn & học văn hóa – vẫn còn tương đối “non nớt” để hướng ra cộng đồng xã hội, “biển lớn”. Thêm nữa, đây là giai đoạn chuyển tiếp trung gian giữa thiếu nhi và thanh niên nên tâm lý, cảm nhận và gu nhạc vẫn còn đang định hình chưa vững vàng. Học nhạc cũng như học nghề, phải có đất ứng dụng thì mới quen tay nghề. Sẽ rất khó có cảnh con trẻ đi học Đệm Hát để về nhà đệm đàn cho bố mẹ ông bà hát. Học rồi để đấy quả thật là phí.

Do đó, trong độ tuổi cơ thể phát triển này, tốt hơn hết là các phụ huynh nên cho con em học Cổ Điển để “tích lũy vốn”, làm giàu kỹ thuật cho đôi tay. Lên cấp 3, Đại học, khi tâm hồn rộng mở và xã hội giang tay đón chào các con, đó là lúc vốn liếng đã đầy đủ, học Đệm Hát cũng chưa hề muộn ^^

Hoàn Dark

Bình luận