Tin Tức & Hoạt Động

Học Piano: HỎI & ĐÁP (phần 7)

Học Piano: HỎI & ĐÁP (phần 6)

Học Piano: HỎI & ĐÁP (phần 5)

Hiện nay, cây đàn Piano đã trở nên phổ cập và quen thuộc với người dân Việt Nam. Nhiều gia đình, cá nhân có khả năng và điều kiện trang bị Piano và có nhu cầu học đàn. Tuy nhiên hiểu biết về việc học nhạc cụ này vẫn còn hạn chế dẫn đến nhiều băn khoăn và lo lắng. Trong seri bài viết chuyên mục HỌC PIANO: HỎI & ĐÁP, HDPIANO sẽ tư vấn giải đáp cho người đọc các câu hỏi thường gặp khi quyết định mua đàn cũng như học đàn. Các bạn cũng có thể LIÊN HỆ trực tiếp với HDPIANO để gửi câu hỏi và nhận được giải đáp trực tiếp từ chúng tôi.

Có nên học Piano qua Skype?

KHÔNG NÊN! Bạn hình dung ra là sẽ rất khó học sửa điện nước qua Skype được. Học đàn cũng như học nghề, cần sự hướng dẫn chi tiết cụ thể – đôi khi cả là cầm tay nắn nót đặt vào từng phím đàn. Vậy nên nếu hãy cố gắng tìm một người dạy ở gần địa phương của bạn để hướng dẫn trực tiếp.

Piano là một nhạc cụ tương đối to lớn. Công cụ để trình chiếu trực quan toàn bộ phím đàn dài khoảng 1,5m vẫn còn rất hạn chế. Ngoài ra học qua mạng còn phụ thuộc rất nhiều vào đường truyền. Khi cáp bị cá mập cắn, tín hiệu chập chờn bị lag thì quả thực rất tốn thời gian và bất tiện.

pianoconcerto

Có nên dùng đàn organ để tập Piano?

Trừ khi điều kiện không cho phép (tài chính, nơi ở), bạn rất nên tập đàn với một cây Piano kích thước đầy đủ. Đàn organ (keyboard điện tử) thường chỉ có 61 phím, ngắn hơn so với đàn chuẩn 88 phím. Nên tập organ lâu ngày sẽ mất cảm giác về không gian của phím đàn. Nói nôm na giống như sự khác nhau về khung thành khi đá 7 người so với gôn chuẩn 11 người. Hơn nữa, phím đàn organ rất nhẹ và không tốt cho việc rèn luyện kỹ thuật tay.

Hiện này đàn Piano điện đã trở nên ngày càng phổ thông. Với giá thành tương đối rẻ, người chơi có thể trải nghiệm đầy đủ phím đàn với lực nhấn tương đối nặng gần giống đàn Piano cơ. Và lại còn nhỏ gọn nữa ^^

Có thể chơi Piano cover lại nhạc rap được không?

Câu trả lời là KHÔNG. Các nhạc cụ chỉ có thể mô phỏng lại những giai điệu chứa âm sắc – tức là các nốt nhạc chứ không thể thay thế được giọng đọc bình thường của con người. Trong khi nhạc rap chủ yếu bao gồm giọng đọc trên chủ đề nhạc nền.

Do vậy nếu là fan của nhạc rap mà muốn cover lại thì bạn chỉ có thể đàn lại được những phân đoạn có giai điệu. Phân đoạn rap nên xử lý bằng cách đơn giản là chơi đoạn nhạc nền, hoặc tự sáng tạo ra những giai điệu đơn giản mới để thay thế phần “đọc chữ”

Có phải nhất thiết tập đàn dựa trên công cụ gõ nhịp?

Cái gõ nhịp quả thật khó chịu, giống như chú công an bắn tốc độ những ai phóng nhanh vượt ẩu sai quy định. Sự thực âm nhạc cũng có “luật”, đơn giản là sự đều đặn về tốc độ – không được tùy tiện nhanh hay chậm. Bản thân trẻ con trước khi chạy lon ton được phải bắt đầu với những bước đi chậm, chập chững. Chạy là ngã đau mếu máo ngay.

Phần lớn người mới tập đàn đều vướng vào một thói quen xấu, đó là những chỗ dễ thì đánh nhanh, còn những chỗ khó thì chậm lại. Sự tùy tiện đó sẽ phá hủy bản nhạc! Và hơn hết, khi đôi tay vẫn còn đang mò mẫm trên các phím đàn, người tập sẽ không còn tâm trí nào để tự giữ nhịp cho bản thân nữa. Vậy nên khi bắt đầu tập bài mới hãy kiên nhẫn đàn mọi thứ thật chậm lại theo sự giúp đỡ từ công cụ bên ngoài. Sau đó mới nâng dần tốc độ.

HDPIANO đã có một bài viết chi tiết “Chuyện cái gõ nhịp”, bạn đọc có thể tham khảo thêm.

Hoàn Dark

Bình luận